ATOM coin là tiền mã hoá gốc của dự án Cosmos – dự án đầu tiên cung cấp giải pháp giúp các blockchain đơn lẻ có thể tương tác với nhau. Hiện, dự án đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều nền tảng. Vậy cụ thể, Cosmos là gì? ATOM coin là gì? Liệu dự án có khả năng đi được đường dài? Hãy cùng colibriprotocol.com đi tìm câu trả lời ngay sau đây!
Cosmos là gì?
Cosmos là một hệ sinh thái mở rộng liên chuỗi hoàn chỉnh – nơi các blockchain khác nhau có thể kết nối, giao dịch và trao đổi dữ liệu với nhau thông qua giao thức Truyền thông liên chuỗi – IBC (Inter-Blockchain Communication). Dự án được thành lập vào năm 2014 bởi Ethan Buchman và Jae Kwon.
Mạng Cosmos bao gồm một mạng chính là Cosmos Hub sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake và các blockchain tùy chỉnh được gọi là các Zone. Cosmos Hub được dùng để chuyển tài sản và dữ liệu giữa các Zone được kết nối và cung cấp một lớp bảo mật cho toàn bộ mạng lưới thông qua cơ chế đồng thuận Tendermint.
Mạng Cosmos có tổng cộng ba phân lớp với những nhiệm vụ khác nhau, bao gồm:
- Network Layer: Xác nhận giao dịch và thông báo đồng thuận tới các blockchain trung tâm. Đồng thời cho phép các blockchains giao tiếp với nhau.
- Application Layer: Cập nhật trạng thái của mạng và thực hiện xử lý các giao dịch trên hệ thống.
- Consensus: Tổ chức các node theo cách chúng đồng thuận việc thêm các giao dịch mới.
Các nhà phát triển blockchain sử dụng Tendermint chỉ cần tập trung vào lớp ứng dụng. Như vậy sẽ rất tiết kiệm thời gian và tài nguyên.
Các ứng dụng được xây dựng phổ biến trên Cosmos bao gồm các ứng dụng tài chính phi tập trung (dApp), nền kinh tế trò chơi do người chơi làm chủ, các tổ chức tự trị (DAO), mạng xã hội, sàn giao dịch và market, Cosmos Network. Hiện tại (T3/2022) có hơn 263 các ứng dụng và dịch vụ sử dụng mạng Cosmos và có hơn 163 tỷ USD tài sản kỹ thuật số đang được quản lý.
Cosmos Hub và Cosmos Zone là gì?
Như đã đề cập, Cosmos không phải là một blockchain mà nó là một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm nhiều blockchain như sau:
- Cosmos Hub:
Đây là blockchain chính của hệ sinh thái Cosmos và là blockchain đầu tiên được khởi chạy trên mạng Cosmos. Nó được xem như là sổ cái trung tâm giúp kết nối các blockchain tương thích (Zone) với nhau. Nó thực hiện bằng cách theo dõi trạng thái trạng thái của từng Zone thông qua ICP.
Bạn có thể tưởng tượng hai Dapp trên hai Zone muốn giao tiếp với nhau, các Zone này sẽ sử dụng tin nhắn ICP gửi đến Cosmos Hub. Thông qua Cosmos Hub, người dùng có thể chuyển tài sản và dữ liệu từ Zone này sang Zone khác. Song song đó, nó cũng cung cấp một lớp bảo mật được chia sẻ.
- Cosmos Zone
Các blockchain tùy chỉnh của Cosmos được gọi là Zone, chúng được sử dụng cho rất nhiều ứng dụng khác nhau. Thuật ngữ này thay thế cho các sidechain mà đã quen thuộc trong dự án Polygon. Mỗi Zone có thể xác thực các giao dịch của riêng mình và đều có khả năng tùy chỉnh cao. Tuy có nhiều điểm khác biệt song tất cả các Zone vẫn có thể tương tác với bất kỳ một Zone khác trong hệ thống Cosmos, miễn là nó được Cosmos cấp phép.
Cosmos giải quyết vấn đề gì?
Mục tiêu của Cosmos là tạo ra Internet of Blockchain – nơi các blockchain khác nhau có thể giao tiếp với nhau theo một cách hoàn toàn phân tán. Và để làm được điều đó, Cosmos bắt buộc phải giải quyết được 3 vấn chính đang hiện hữu ở blockchain hiện tại bao gồm:
- Khả năng mở rộng: Khả năng mở rộng luôn là vấn đề nhức nhối của Bitcoin và Ethereum. Hầu hết các blockchain 2.0 và blockchain 3.0 ra đời đều muốn giải quyết vấn đề này đầu tiên và Cosmos cũng không ở ngoài cuộc đua.
- Khả năng liên kết: Đây là khả năng cho phép kết nối các blockchain khác nhau vào cùng một mạng và các blockchain này có thể giao tiếp được với nhau – điều mà Bitcoin, Ethereum, Eos, Tron… ở thời điểm hiện tại không thể làm được. Cosmos làm được điều này thông qua phương thức IBC.
- Khả năng nâng cấp: Với Cosmos, các blockchain khi nâng cấp để lên phiên bản mới sẽ không cần phải có sự đồng thuận của tất cả các trình xác thực, giảm thiểu khả năng bị hardfork.
Công nghệ của Cosmos
Cosmos đã sớm nhận ra mô hình chia sẻ thời gian không hiệu quả, tiêu tốn nhiều năng lượng và không thể mở rộng được. Cosmos đã thiết kế cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS) để đạt được hiệu suất cao với mức tiêu thụ năng lượng thấp và giúp nhà phát triển dễ dàng xây dựng một blockchain có chủ quyền và kết nối nó với mạng lưới Cosmos. Để làm được điều này, Cosmos sử dụng các công nghệ sau:
1. Tendermint
Tendermint gồm hai thành phần kỹ thuật chính là một cơ chế đồng thuận blockchain được gọi là Tendermint Core và một giao diện blockchain ứng dụng Tendermint ABCI.
- Tendermin Core là giao thức đồng thuận mặc định của Cosmos và nó cũng chính là thuật toán Byzantine Fault Tolerance (BFT). BFT được sử dụng bởi các máy tính chạy phần mềm Cosmos để đảm bảo việc xác nhận các giao dịch mới đạt được sự đồng thuận đúng đắn, thêm khối mới vào chuỗi khối và bảo mật mạng.
- Tendermint ABIC cho phép các giao dịch được xử lý bằng bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào.
STT | Các lợi thế của Tendermint |
1 | Phù hợp với cả các blockchain công cộng và riêng tư |
2 | Hiệu suất cao: Tendermint có thể tạo khối hoặc xử lý hàng nghìn giao dịch chỉ trong 1 giây |
3 | Thời gian giao dịch nhanh: Các giao dịch trải qua ít giai đoạn xác nhận hơn so với Ethereum và Bitcoin. Cụ thể, các giao dịch sẽ được xác nhận ngay sau khi một khối được tạo |
4 | Bảo mật: Việc kiểm tra lịch sử giao dịch sẽ vô cùng đơn giản ngay cả khi các blockchain thực hiện fork, tạo ra hai lịch sử giao dịch khác nhau |
Để hiểu chi tiết hơn về Tendermin, mời bạn truy cập tại đường link tại đây.
2. Cosmos SDK
Giao thức đồng thuận mặc định của Cosmos SDK là Tendermint Core. Đây là bộ công cụ hỗ trợ nhà lập trình tạo ra các blockchain của riêng mình. Cụ thể, nó sẽ cung cấp những tài nguyên cơ bản cần thiết cho hoạt động phát triển một blockchain trong hệ sinh thái Cosmos.
Blockchain công khai Proof of Stake và blockchain được cấp phép Proof of Authority đều có thể được tạo ra bằng Cosmos SDK. Ví dụ: Binance Chain, IRIS network, Omisego, BigchainDB, loom network, Regen network…
3. Internet-Blockchain Communication (ICB)
IBC là một giao thức có khả năng tương tác để truyền dữ liệu tùy ý giữa các blockchain. ICB cho phép các blockchain không đồng nhất có thể giao tiếp với nhau. Điển hình, IBC cho phép các blockchain công khai và riêng tư có thể chuyển mã thông báo cho nhau. Hiện nay chưa có một khuôn khổ blockchain nào có thể thực hiện được điều này ngoài Cosmos.
Đội ngũ phát triển Cosmos
Đội ngũ phát triển Cosmos cực kỳ mạnh, họ đều là những người rất am hiểu về công nghệ và thấu hiểu rõ các vấn đề trong blockchain. Với tất cả kiến thức, kinh nghiệm và khả năng của mình, Ethan Buchman và Jae Kwon đã sáng lập ra Cosmos ngay khi thành công phát triển Tendermint – thuật toán đồng thuật của mạng Cosmos.
- Jae Kwon: Anh là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên khám phá ra Byzantine Fault Tolerant – cơ chế đồng thuận không cần phải mining vào năm 2014. Anh cũng chính là CEO và co-founder của Tendermint. Ngoài ra, Jae Kwon còn được biết đến với nhiều đóng góp lớn lao cho các dự án như Scramble.io, Flywheel Network và Yelp. Tuy hiện tại, cái tên Jae Kwon vẫn nằm trong danh sách kiến trúc sư chính nhưng vào năm 2020 anh đã sớm từ chức Giám đốc điều hành.
- Ethan Buchman: Anh là Giám đốc kỹ thuật của Tendermint – người đã đưa Tendermint từ các thí nghiệm trên giấy vào thực tế và thành công kết nối nó với các vấn đề trong blockchain.
Sau sự ra đi của Jae Kwon, Peng Zhong đã được bổ sung để thay thế “chiếc ghế” Giám đốc điều hành của Tendermint. Với 7 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí nhà phát triển của JavaScript cho Nylira, anh hiện đang là người đứng đầu của bộ phận thiết kế.
Dự án Cosmos có gì đặc biệt?
Dự án Cosmos thu hút được đông đảo sự quan tâm của thị trường phần nhiều đến từ các lý do sau:
1. Khả năng mở rộng cao
Tendermint có khả năng tạo khối và xử lý hàng nghìn giao dịch chỉ trong vòng 1 giây. Nhờ đó mà nó có thể hỗ trợ giúp các blockchain đáp ứng được nhu cầu của hàng triệu người dùng. Đặc biệt, mỗi khi thời gian lan truyền đột ngột tăng thì Tendermint có thể tự động thích nghi bằng cách tăng thời gian khối để không làm ảnh hưởng các giao dịch.
2. Khả năng liên kết
Các Zone sẽ kết nối với Cosmos Hub thông qua IBC.
3. Sự điều hành riêng
Cosmos trao quyền cho các nhà phát triển trên toàn thế giới có thể xây dựng hàng triệu ứng dụng blockchain hoàn toàn tự trị và có thể dễ dàng kết nối với nhau.
Điều này có nghĩa là, không giống như các blockchain hàng đầu hiện nay, chúng không còn bị buộc phải tồn tại dưới dạng smart contract trên một blockchain khác. Nhà phát triển có thể xây dựng các dApp có được chủ quyền và luật lệ của riêng mình, phát triển đồng tiền mã hóa riêng cũng như nhiều tính năng và cài đặt tuỳ chỉnh xác thực khối khác.
4. Khả năng sử dụng
Hệ sinh thái Cosmos sở hữu Tendermint Core và Cosmos SDK – 2 thành phần hỗ trợ lập trình viên xây dựng blockchain một cách nhanh chóng và dễ dàng.
5. Sự bảo vệ
Cosmos sử dụng Tendermint giúp đảm bảo giao dịch của người dùng một khi đã thực thi thì sẽ không thể thực hiện thay đổi, sửa chữa nên rất an toàn.
6. Cơ chế Bonded Proof of Stake (BPoS)
Với cơ chế này, người dùng không cần phải có nhiều ATOM để có thể trở thành Validator. Những người giữ token sẽ được nhận thêm token dựa trên lượng token mà họ đang stake trong hệ thống. Lượng token stake càng nhiều thì phần thưởng càng lớn. Đây là cách để Cosmos khuyến khích và thu hút người dùng tham gia nền tảng nhằm tăng khả năng phi tập trung của hệ sinh thái.
ATOM coin là gì?
ATOM coin là đồng tiền mã hoá gốc của hệ sinh thái Cosmos. Tuy 2017, Cosmos đã tiến hành đợt bán token đầu tiên nhưng phải tới khi Cosmos Network Mainnet chạy vào ngày 13/03/2019 thì ATOM coin mới được phát hành chính thức.
Thông tin cơ bản về đồng ATOM
- Tên: Cosmos Hub.
- Ticker: ATOM.
- Blockchain: Cosmos Hub.
- Tiêu chuẩn: Utility Token.
- Tổng nguồn cung: Đang cập nhật.
- Số lượng token đang lưu hành tại thời điểm viết bài (03/2022): 286,370,297 ATOM.
Sự phân bổ token ATOM
- Seed Sale: 5,08%
- Strategic Sale: 7,03%
- All in Bits, Inc: 10,03%
- Interchain Foundation: 10%
- Public Funderaiser: 67,86%
ATOM coin dùng để làm gì?
ATOM coin có 3 chức năng chính như sau:
- Thanh toán phí giao dịch.
- Tham gia bỏ phiếu quản trị: Người nắm giữ càng nhiều ATOM coin trong tay thì sẽ càng có nhiều quyền biểu quyết cho các quyết định của nền tảng.
- Stake: Người dùng sử dụng ATOM coin để stake nhằm tham gia vào thuật toán đồng thuận để nhận thưởng. Cụ thể, 100 node có số lượng coin stake lớn nhất sẽ có quyền biểu quyết chọn ra các block mới để thêm vào chuỗi. Block mới được thêm vào thành công sẽ phải tặng ATOM coin cho những node đã bỏ phiếu cho mình.
Có nên đầu tư vào đồng coin ATOM không?
ATOM coin có thật sự là một đồng tiền mã hoá đáng để đầu tư? Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người. Dưới đây là một số ưu nhược điểm của dự án mà bạn đọc có thể quan tâm để hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định đầu tư của mình.
Ưu điểm:
- Cosmos là dự án hiếm hoi có khả năng liên kết các blockchain riêng biệt với nhau một cách hoàn chỉnh nhất.
- Hệ sinh thái Cosmos có tổng cộng hơn 263 các ứng dụng và dịch vụ. Bao gồm Binance Chain, Terra, Crypto.org và Cosmos Hub. Cosmos đang có kế hoạch mở rộng ở các lĩnh vực như NFT, DeFi và stake liên chuỗi – những trào lưu được dự đoán sẽ phát triển rất mạnh mẽ trong tương lai.
- Lộ trình phát triển rõ ràng. Theo kế hoạch, Quý 1/2022 – dự kiến nâng cấp Rho, Quý 2/2022 – dự kiến nâng cấp Lambda và trong tương lai dài hạn sẽ thực hiện nâng cấp lần lượt Cầu chuỗi chéo, mức độ riêng tư, máy ảo, ngôn ngữ hợp đồng thông minh, số nhận dạng phi tập trung (DID)…
Nhược điểm:
- ATOM coin không có giới hạn nguồn cung. Do những người dùng thực hiện stake nhận thưởng từ Tendermint Core đã liên tục tạo ra các ATOM mới >> Đây là một đồng tiền mã hoá lạm phát.
- Thời gian nhận thưởng từ việc staking ATOM trên Cosmos tương đối lâu. Cụ thể là khoảng 3 tuần.
- Dự án phải cạnh tranh với các đối thủ lớn như Ethereum, Solana, Near, Fantom, Avalanche…
Kết luận
Có thể thấy, Cosmos là một trong những nền tảng blockchain đang phát triển rất tốt. Tiềm năng của dự án trong tương lai là rất đáng kỳ vọng. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đọc đã nắm vững ATOM coin là gì và có được những quyết định đầu tư của riêng mình. Chúc mọi người sẽ gặt hái được nhiều thành công với các quyết định đầu tư đúng đắn.